Sự thật về BKAV
Báo chí nói về BKAV

Giám đốc Công ty Bkav bị tố gây thiệt hại cho Công ty VMG Việt Nam

Đương kim Giám đốc Cty Bkav vốn là cựu giám đốc Cty cổ phần truyền thông VMG Việt Nam bị tố dùng cả chục tỷ đồng của VMG Việt Nam thuê nhà cho Cty  Bkav sử dụng.

Thuê nhà cho Công ty khác sử dụng

Đầu tháng 9/2012, Cty cổ phần truyền thông VMG Việt Nam (Cty VMC Việt Nam) có sự thay đổi lớn về chủ sở hữu. Hai cổ đông sáng lập là bà Phạm Thị Ngọc An và Phạm Ngọc Linh rời Cty và chuyển nhượng cổ phần cho ông Trương Anh Tuấn và bà Hoàng Thị Tố Nga. Lúc này, những người chủ mới chưa  hiểu được lý do thật sự khiến hai cổ đông đã gắn bó với Cty 7 năm ra đi. Khi đến Cty VMG Việt Nam với vai trò là các cổ đông, ông Trương Anh Tuấn mới tá hỏa bởi những gì đã xảy ra trong thời gian trước.

Theo đó, Cty VMG Việt Nam được sáng lập bởi 3 cổ đông là Phạm Ngọc Linh, Phạm Thị Ngọc An và Lê Thành Nam, mỗi người giữ 33,33% cổ phần. Ông Nam giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc cty, đồng thời cũng là người đại diện theo pháp luật của VMG Việt Nam. Tuy nhiên, ông Nam còn là Giám đốc của Cty Bkav, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực công nghệ thông tin với sản khá nổi tiếng là phần mềm diệt virus máy tính bkav. Hiện ông Nam chuyển vai trò đại diện theo pháp luật của Cty VMG Việt Nam cho người khác còn ông Nam vẫn giữ cương vị Giám đốc của Cty BKAV.

Theo đơn tố giác mà ông Trương Anh Tuấn gửi các cơ quan thẩm quyền, trong thời gian làm giám đốc của cả hai cty, cùng với kế toán trưởng là bà Lại Thu Hằng, ông Nam đã thực hiện nhiều việc làm gây thiệt hại cho Cty VMG Việt Nam, như thuê nhà cho Bkav sử dụng, bán những chiếc xe thuộc sở hữu của VMG Việt Nam cho Bkav với “giá bèo”. Trong đó, chỉ tính riêng số tiền mà Cty VMG bỏ ra thuê nhà để Bkav sử dụng đã hơn 10 tỷ đồng.

Ngày 18/11/2008, ông Nam đại diện cho VMG Việt Nam  ký hợp đồng thuê 758 m2 nhà tại tầng 3 toà nhà HH1, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy của Cty Contrexim để làm văn phòng giao dịch. Tuy nhiên, sau khi nhận mặt bằng, nhân viên của Cty VMG đã không được làm việc tại đây mà diện tích này đã được Cty Bkav lắp đặt thiết bị và sử dụng; Cty VMG chỉ nhận 250m2 tại tầng 2 nhà HH1. Mặc dù  không sử dụng diện tích 758 m2 tại tầng 3 nhà HH1 nhưng Cty VMG vẫn phải trả đủ tiền thuê cho Contrexim.

Theo báo cáo của nhân viên kế toán Cty VMG Việt Nam, tiền thuê nhà từ ngày 19/11/2008 đến 15/1/2013 mà Cty VMG Việt Nam phải trả cho diện tích mà họ không được sử dụng là gần 10 tỷ 200 triệu đồng. Ông Tuấn, cổ đông mới của Cty cho biết, sau khi quy đổi diện tích mà VMG Việt Nam thuê và diện tích mà Cty này thực sự sử dụng thì tổng số tiền mà Cty đã phải trả để Bkav sử dụng là gần 6 tỷ đồng.

“Nghi án” bán xe ô tô giá "bèo"

Không chỉ lấy tiền của VMG Việt Nam trả tiền thuê nhà cho Cty Bkav sử dụng, ông Nam còn thực hiện các giao dịch giữa hai Cty mà ông Nam làm giám đốc có dấu hiệu gây thiệt hại cho Cty VMG Việt Nam.

Theo đó, ngày 11/8/2012 ông Nam đại diện cho Cty VMG Việt Nam ký 3 hợp đồng bán xe ô tô cho Công ty Bkav đối với 2 chiếc xe Daiwoo Laccetti, và chiếc xe Ford Focus thuộc sở hữu của Công ty VMG Việt Nam. Trong đó, chiếc xe BKS 30K-7511 với giá chỉ có hơn 94 triệu đồng (gồm cả tiền thuế GTGT) còn chiếc xe BKS 30N-3893 được bán với giá hơn 156 triệu đồng; trong khi chiếc xe này trên thị trường có giá bán từ 300 đến 350 triệu đồng, tùy thuộc chất lượng còn lại của mỗi xe. Chiếc xe ô tô Ford Focus được bán với giá hơn 173 triệu đồng trong khi giá trị của chiếc xe được rao bán trên thị trường khoảng 400 triệu đồng.


Một chiếc xe cùng loại được giao bán với giá 360 triệu đồng

Như vậy, chỉ với giao dịch bán ba chiếc xe này cũng đã khiến Cty VMG thiệt hại ước tính hơn 400 triệu đồng. Các cổ đông mới của Cty VMG đã nghi ngờ việc ông Nam lợi dụng chức vụ của mình tại hai Cty để thực hiện giao dịch nhằm chuyển tài sản từ Cty VMG về tay ông Nam.

Việc nhập nhèm tài sản và tài chánh giữa hai Cty mà ông Nam làm giám đốc đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của các cổ đông khác. Vì thế, những người mới tiếp nhận cổ phần tại Cty VMG đã gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan có thẩm quyền để đề nghị làm rõ có hay không việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi trong quá trình mà ông Nam điều hành cả hai doanh nghiệp.

Việc một người làm giám đốc hai doanh nghiệp thực hiện các giao dịch như trên có trái pháp luật không, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Ngô Trung Kiên, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Hà Giang về vấn đề này:

Thưa ông, pháp luật có cho phép một cá nhân đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của hai Công ty không?

- Đối với trường hợp của Cty TNHH thì pháp luật không cấm một cá nhân đồng thời giữ chức giám đốc hoặc tổng giám đốc của hai cty. Tuy nhiên, đối với loại hình cty cổ phần thì không được phép. Điều này được quy định tại Điều 116 Luật Doanh nghiệp, cụ thể: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

Trong trường hợp một người đăng ký làm giám đốc, đại diện theo pháp luật của cả hai cty cổ phần thì phải xử lý như thế nào, thưa ông?

- Đứng về phía thực hiện Luật Doanh nghiệp thì một trong hai cty phải đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh, trong đó thay đổi vai trò giám đốc, người đại diện theo pháp luật của cá nhân đang giữ vai trò giám đốc của hai công ty. Về phía cơ quan đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện ra việc làm trái pháp luật này thì phải yều doanh nghiệp thực hiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh đối với chức danh giám đốc, người đại diện theo pháp luật.

Với việc ký hợp đồng mua bán tài sản với doanh nghiệp mà bản thân mình làm giám đốc, các hợp đồng mua bán ô tô mà ông Lê Thành Nam ký có trái pháp luật không, thưa ông?

- Các hợp đồng này có dấu hiệu bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Về phương diện chủ thể, do không được phép làm giám đốc của hai doanh nghiệp cổ phần nên việc giữ vai trò giám đốc của hai công ty để ký hợp đồng, kể cả trường hợp trong hợp đồng đã ủy quyền cho cấp phó ký, là trái pháp luật dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

Hơn nữa, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, những giao dịch liên quan đến thành viên của HĐQT Cty VMG Việt Nam thì cần phải có sự chấp nhận của HĐQT hoặc Đại hội đồng cổ đông. Việc ký hợp đồng bán tài sản cho công ty mà chính mình làm giám đốc khi không có sự đồng ý của HĐQT, đại diện chủ sở hữu công ty thì có thể gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Theo tôi, các cổ đông hoàn toàn có thể nghi ngờ về các giao dịch này và đề nghị điều tra, làm rõ. 

Xin cảm ơn ông!

(Pháp Luật VN, ngày 1/11/2012

http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/www.phapluatvn.vn/Giam-doc-Cty-Bkav-bi-to-gay-thiet-hai-cho-Cty-VMG/9665241.epi

Cty CP truyền thông VMG Việt Nam : Có hay không việc dối trá, lừa lọc cổ đông ?

(Pháp lý) – Theo phản ánh của cổ đông Trương Anh Tuấn và Hoàng Thị Tố Nga: Công ty VMG được Sở KH&ĐT Hà Nội cấp phép hoạt động lần đầu ngày 14/10/2005 với ba sáng lập viên là Lê Thanh Nam, Phạm Ngọc Linh và Phạm Thị Ngọc An (mỗi người đều sở hữu 33,33% vốn điều lệ). Qua quá trình phát triển, mức vốn điều lệ đã nâng lên 6 tỷ đồng và chia đều cho ba sáng lập viên. Còn ông Tuấn, bà Nga là người được nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của ông Linh và bà An.

Mặc dù số vốn bỏ ra bằng nhau nhưng các cổ đông đã tin tưởng và thống nhất đề bạt ông Lê Thanh Nam làm chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty. Sau khi chánh thức nhậm chức, với vai trò của mình, ông Nam đã bổ nhiệm bà Lại Thu Hằng làm kế toán trưởng kiêm thủ quỹ, thủ thư, và để hoàn thiện “vây cánh”của mình, tháng 12/2006, ông Nam tiếp tục bổ nhiệm ông Nguyễn Tử Quang làm Phó giám đốc.

Theo một số nhân viên các phòng, ban tại Công ty VMG cho biết , ông Nam làm giám đốc nhưng mọi công việc đều do ông Quang quán xuyến. Cũng theo những nhân viên này, “Nam – Hằng từ xưa đến nay chưa bao giờ ngồi làm việc tại trụ sở Công ty VMG mà toàn bộ làm việc tại trụ sở của Công ty cổ phần Bkav”. Hiện nay, “toàn bộ hồ sơ pháp lý, con dấu, một phần hồ sơ kế toán và nhiều tài liệu quan trọng khác đang bị ông Nam, bà Hằng và ông Quang lưu giữ tại trụ sở Công ty cổ phần Bkav”, ông Tuấn cho biết.

Theo thông tin Phóng viên có được thì ngoài giữ vai trò ở Công ty VMG, nhóm ê kíp Nam – Hằng – Quảng còn có vai trò tương tự ở Công ty cổ phần Bkav. Cụ thể: Ở Công ty cổ phần Bkav, ông Nam có cổ phần, làm Giám đốc – đại diện trước pháp luật, bà Hằng cũng là Kế toán trưởng, còn ông Quang thì là em trai ruột của ông Nguyễn Tử Quảng (người nắm giữ quyền lực tuyệt đối ở Công ty cổ phần Bkav).

Trao đổi với phóng viên, ông Tuấn bức xúc: “Năm 2008, Công ty VMG thuê 758m2 nhà của Công ty Contrexim ở toà nhà HH1 – Yên Hoà – Cầu Giấy làm văn phòng hoạt động. Tuy nhiên, ông Nam đã không cho Công ty VMG sử dụng mà cho Công ty cổ phần Bkav sử dụng. Đổi ngược lại, Công ty VMG phải sử dụng khoảng 250 m2 tại tầng 2 nhà HH1 – thuộc Công ty cổ phần Bkav”. Đó là một nghịch lý, trong khi hàng tháng, Công ty VMG phải đóng tiền phí thuê nhà cho 758m2 còn công ty Công ty Bkav tha hồ được hưởng lợi miễn phí. Theo báo cáo của phòng kế toán, số tiền thuê nhà mà Công ty VMG phải trả cho Công ty Contrexim hiện nay đã hơn 10,2 tỷ đồng. Tại sao lại có tình trạng trên, liệu rằng điều nghịch lý đó có xảy ra không nếu lãnh đạo hai công ty kể trên không có mối quan hệ khăng khít?.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cho biết: trước khi chuyển giao quyền Giám đốc cho ông Nguyễn Tử Quang, ông Lê Thanh Nam đã toan tính để bán ba chiếc xe của Công ty VMG sang cho Công ty Bkav mà không được phép của HĐQT và Đại hội cổ đông. Qua đây có thể thấy rằng, ông Lê Thanh Nam là người đại diện cho cả hai công ty, là chủ sở hữu đồng thời là người đại diện trước pháp luật, người trực tiếp được thừa hưởng, và việc bán ba chiếc xe nói trên chẳng khác nào ông Nam dùng tay trái ký với tay phải của mình.

Theo ông Tuấn, toàn bộ việc làm nêu trên của ông Nam đều không được HĐQT cho phép, trái pháp luật, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho Công ty VMG. HĐQT Công ty VMG đã yêu cầu ông Lê Thanh Nam phải giải trình về việc làm này thì ông Nam không thực hiện. Yêu cầu bà Hằng phải thống kê thiệt hại của Công ty VMG từ việc để Công ty Bkav sử dụng vượt trội 508 m2 nhà thuê thì bà Hằng không làm. Ngang nhiên hơn nữa, ngày 22/10/2012, ông Quang và bà Hằng đuổi các thành viên HĐQT của Công ty VMG ra khỏi phòng làm việc và không thừa nhận mình phải làm việc với thành viên HĐQT Công ty VMG. HĐQT buộc phải yêu cầu ông Quang là tân giám đốc phải giải quyết tình hình không rõ ràng về việc sử dụng tầng 2 và tầng 3 nhà HH1 với Công ty cổ phần Bkav nhưng ông Quang cũng không làm”.

Trước những việc làm của nhóm ê kíp này, các cổ đông khác nghi ngờ rằng “có thể, toàn bộ các việc làm của ông Nam, bà Hằng và ông Quang do một thế lực nào đó đứng sau giật dây”. Vì quyền lợi của các cổ đông cũng như công sức của các nhân viên và đảm bảo tánh nghiêm minh của pháp luật, ông Tuấn, bà Nga đã làm đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật (nếu có) của nhóm ê kíp trên .

NGUYỄN NGHĨA
(Tạp Chí Pháp Lý, ngày 11/11/2012)

Nguồn: http://phaply.net.vn/phap-luat-ban-doc/ban-doc/cty-cp-truyen-thong-vmg-co-hay-khong-viec-doi-tra-lua-loc-co-dong.html

-------------------------------------

Chương IV - Công ty Cổ Phần - Điều 116: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. (Xem tại: http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn bn php lut/View_Detail.aspx?ItemID=16744)


Thông tin Doanh Nghiệp VMG Việt Nam trên web site www.business.gov.vn


Thông tin Doanh Nghiệp Bkav trên web site www.business.gov.vn

Thông tin đăng ký kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bkav: http://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/searchenterprises/tabid/41/e/540519/language/vi-vn/default.aspx


click vào hình để phóng lớn

Thông tin đăng ký kinh doanh của Công Ty Cổ Phần VMG Việt Nam: http://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/searchenterprises/tabid/41/e/738699/language/vi-vn/default.aspx


click vào hình để phóng lớn

 

------------

- Báo chí nói về BKAV
- Thế giới nói về BKAV
- Dư luận về BKAV